Du học miễn phí và nhiều cơ hội định cư Châu Âu

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam tìm kiếm cơ hội du học. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện ra nước ngoài học tập vì chi phí du học khá đắt đỏ và cũng không phải ở đâu chất lượng giáo dục cũng tốt. Với hệ thống giáo dục ưu việt, du học định cư Châu Âu tại Đức trở thành sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc.


Du học định cư Châu Âu tại Đức, sinh viên không chỉ không mất học phí mà còn có cơ hội định cư Châu Âu, được chính phủ Đức tạo điều kiện ở lại làm việc lâu dài. Theo kết quả khảo sát trong sự kiện Triển lãm Giáo dục Toàn cầu QS  trong khoảng thời gian giữa năm 2008 và 2013 về việc “Quốc gia nào sinh viên muốn lựa chọn nhất cho việc đi du học” thì thật bất ngờ khi Đức đứng ở vị trí thứ tư vượt lên Úc và chỉ đứng sau Mỹ, Anh và Canada. 

Không chỉ không mất học phí mà còn có cơ hội định cư Châu Âu

Đối với các trường ĐH ở Đức, yêu cầu bắt buộc phải là SV vừa thi đỗ, SV đang học ĐH, CĐ hoặc đã tốt nghiệp ĐH, CĐ trực thuộc hệ thống giáo dục của Bộ GD-ĐT Việt Nam; có trình độ tiếng Đức tối thiểu 400 giờ và có một tài khoản từ 6.500 euro tại ngân hàng Đức. Đối với các khóa cao học (tự túc hoặc có học bổng), SV phải đạt trình độ tốt nghiệp ĐH; tiếng Đức tối thiểu 400 giờ (nếu học bằng tiếng Đức), bằng TOEFL 500 điểm (học bằng tiếng Anh); có một tài khoản 6.500 euro tại ngân hàng Đức (nếu học tự túc) hoặc chứng nhận công tác (có học bổng). Riêng chương trình giao lưu văn hóa dành cho học sinh bậc THPT, chỉ yêu cầu học sinh ở độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi; trình độ tiếng Đức tối thiểu 200 giờ; có phẩm chất đạo đức tốt.

Sau khi hội đủ các điều kiện trên, SV liên hệ một trường ĐH, CĐ của Đức để được nhà trường đồng ý nhận và gửi giấy gọi nhập học về Việt Nam cho SV. Hồ sơ xin du học Đức bao gồm: học bạ THPT; bằng tốt nghiệp THPT; giấy gọi nhập học vào ĐH, CĐ ở Đức; giấy chứng nhận SV; bảng điểm (nếu có); bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ (nếu đã tốt nghiệp); sơ yếu lý lịch; hộ chiếu; giấy chứng nhận tiếng Đức 400 giờ; ảnh 4x6 (10 tấm).

Người đứng đơn xin cấp thị thực (visa) phải trực tiếp đến nộp hồ sơ tại phòng thị thực của Đại sứ quán CHLB Đức, 29 Trần Phú - Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh, số 126 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 - TP Hồ Chí Minh. Những giấy tờ cần nộp (bản chính hoặc bản sao công chứng) gồm có: đơn xin cấp thị thực; bốn ảnh mới chụp nền trắng; hộ chiếu Việt Nam hợp lệ; bảng tóm tắt quá trình học tập công tác. Lệ phí nộp hồ sơ là 25 euro (trả bằng USD). SV phải nộp hồ sơ vào đại sứ quán trước khi dự kiến xuất cảnh chậm nhất là hai tháng.

Hồ sơ xin du học Đức bao gồm: học bạ THPT; bằng tốt nghiệp THPT; giấy gọi nhập học 


Chi phí họp tập, ăn ở

Trên nguyên tắc, việc học tại các trường của chính phủ thì không tốn tiền. Nhưng chi phí để ăn ở tốn khoảng 500 -700 euro mỗi tháng. Tại các thành phố lớn chi phí này còn cao hơn nữa. SV cần có giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu là 6.500 euro (do SV đứng tên tài khoản). Tài khoản này là tài khoản giới hạn (Sperrkonto) để mỗi tháng SV chỉ được rút tối đa 500 euro cho chi phí của mình ở Đức (giá thuê phòng dành cho một SV du học định cư Châu Âu tại Đức khoảng 180 đến 200 euro/tháng). Nếu SV có người bảo lãnh thì người bảo lãnh phải cam kết với Sở Ngoại kiều chịu tất cả các phí tổn cho SV trong suốt thời gian du học. Một điểm khác nữa là du học định cư Châu Âu tại Đức miễn học phí. Chính vì miễn học phí nên nhiều bạn nghĩ rằng chất lượng kém (chắc theo kiểu tư duy đồ gì miễn phí là đồ kém chất lượng), nên lúc nào cũng chỉ nghĩ về Đức theo kiểu nó miễn phí thì đi. Nhưng xin thưa là cái này là kiểu chính sách nhân đạo và hướng về giáo dục của nước người ta mà thôi. Chứ cả Châu Âu & thế giới đâu có ai dám phủ nhận chất lượng giáo dục các trường ĐH của Đức bao giờ đâu.

 Việc học tại các trường của chính phủ thì không tốn tiền.


Chả nói đâu xa, yêu cầu đầu vào của Đức cũng luôn bắt buộc các bạn phải tốt nghiệp 1 trường ĐH hệ 4 năm rất nhiều chương trình học ĐH 3 năm (ví dụ RMIT) hoặc các trường U of Applied Sciences của Phần Lan đều bi disqualified khi apply sang Đức. Các bạn từ các trường này nếu không biết cách chuẩn bị thêm hồ sơ để giai trình thì kiểu gì cũng sẽ bị loại hồ sơ ngay vòng gửi xe.

Mức lương trung bình của Master ở Đức cũng cao hơn mặt bằng chung rất nhiều. Ví dụ, có 1 bạn học Bocconi ở Ý đi làm eBay thì lương khoảng 2-3k trong khi 1 bạn học Hamburg mà team mình tư vấn lúc trước có lương khoảng 5k khi kiếm ở big4. Do đó, nếu đã miễn học phí, & cơ hội kiếm job tốt & lương cao cao hơn nhiều, mình chưa thấy lý do gì để mà phủ nhận Đức.

Sinh viên phải biết tiếng Đức

Mặc dù đã có đủ kiến thức tiếng Đức (tối thiểu 400 giờ), nhưng một số trường hợp Chính phủ Đức vẫn yêu cầu SV phải có giấy chứng nhận đã đăng ký khóa học tiếng Đức bổ sung tại một học viện ngôn ngữ ở Đức kèm theo chứng nhận đã trả tiền học phí cho khóa học tiếng Đức này. Khóa học sẽ diễn ra từ ba tháng đến một năm học ở Đức (gọi là học dự bị). Sau khóa học này, sinh viên sẽ được cấp bằng ngôn ngữ DSH hoặc M1 thì mới được nhận vào học chính thức tại các trường ĐH ở Đức. Sinh viên có thể nhờ các công ty tư vấn du học chuyên về du học định cư Châu Âu tại Đức để thực hiện thủ tục nếu cần thiết.

 SV phải có giấy chứng nhận đã đăng ký khóa học tiếng Đức bổ sung 

Kho dữ liệu học bổng bao gồm toàn bộ chương trình cung ứng của DAAD (Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức) cho những người có nhu cầu tìm một sự tài trợ khả thi để học ĐH hay khảo cứu ở Đức. Bạn sẽ nhận được những thông tin về các chương trình này tại cơ quan ngoại vụ của DAAD. Việc cấp phát học bổng tùy thuộc vào khả năng chuyên môn và khả năng cá nhân của người nộp đơn. Hội đồng tuyển chọn của DAAD xét trước tiên các bằng chứng về năng lực ĐH, các bản phê của giáo sư và sự mô tả ý định học hoặc nghiên cứu của người nộp đơn. Học bổng bao gồm ăn, ở và học tại ĐH, các cơ sở nghiên cứu. Tuổi tối thiểu để nộp đơn là 18 tuổi. Tuổi tối đa trong đa số các chương trình học bổng là 32 tuổi.
Du học miễn phí và nhiều cơ hội định cư Châu Âu Du học miễn phí và nhiều cơ hội định cư Châu Âu Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 9 27, 2017 Rating: 5

3 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.