Những sai lầm thường gặp khi định cư Úc diện đầu tư

1. Mua nhầm công việc kinh doanh không phù hợp.
Trước khi tìm mua business thì hãy tự trả lời câu hỏi bản thân bạn mong muốn và phù hợp kinh doanh trong lĩnh vực nào và VÌ SAO lại như vậy. Đừng nghĩ rằng người khác mở nhà hàng thành công thì mình cũng có thể làm tương tự.
Bất kể là bạn mua ‘business’ để tự điều hành hay thuê giám đốc điều hành thì bạn vẫn cần phải mua một business phù hợp với kỹ năng, kiến thức, đam mê và cả tính cách của bạn.
Ngay cả việc mua franchise business (kinh doanh nhượng quyền) – thương hiệu đã “thành danh”, chỉ cần bỏ tiền là được người nhượng (franchisor) thiết lập, đào tạo và trợ giúp toàn bộ để hệ thống sẵn sàng vận hành và đẻ ra tiền, thì việc lựa chọn loại hình phù hợp vẫn hết sức quan trọng. Có người sẽ phù hợp với franchise về nhà hàng, cà phê, nhưng có người lại phù hợp với franchise về cắt cỏ (lawn-mowing) chẳng hạn.
2. Căng sức quá mức về mặt tài chính
Một trong những sai lầm thường thấy ở những người đi mua business là lâm vào hoàn cảnh nợ nần quá sức. Nếu chưa tích lũy đủ tài chính, bạn không nên quá phụ thuộc vào các khoản vay để mua business. Hãy chờ cho đến khi có đủ tiền hoặc nếu không hãy gọi thêm cộng sự.
Một khi đã ‘tất tay’ để mua business mà không có một khoản tiền dự phòng cho những chi phí phát sinh, bạn sẽ hết sức khó khăn trong việc vận hành thành công business đó.
3. Không biết tại sao business đó được bán
Chủ của business có thể nói với bạn đơn giản là vì họ đã đến lúc muốn về hưu để nghỉ ngơi hay gia đình họ có vấn đề nên không thể toàn tâm toàn ý tập trung cho công việc kinh doanh nữa. Tuy nhiên, sự thực có thể là họ đã biết mảnh đất ở phía đối diện đã được một đối thủ cạnh tranh đáng gờm mua hay hội đồng thành phố đang dự kiến siết chặt lĩnh vực kinh doanh này trên địa bàn.
Việc tìm hiểu được lý do tại sao business được rao bán (đặc biệt là các business có vẻ đang kinh doanh thuận lợi) và môi trường kinh doanh xung quanh sẽ ra sao khi bạn tiếp nhận business sẽ giúp bạn nắm được ba yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hòa” để có quyết định sáng suốt.
4. Không khảo sát, nghiên cứu kỹ về business định mua
Sau khi đã tìm hiểu được lý do vì sao business được rao bán, ‘due diligence’ (nghiên cứu khả thi chi tiết) là bước quan trọng tiếp theo trước khi đàm phán việc mua bán. Đừng nghĩ rằng một business trông có vẻ thành công (đông khách), thậm chí sổ sách kế toán cho thấy có lợi nhuận, là nó không có vấn đề.
5. Không lập kế hoạch kinh doanh
Nghe có vẻ không cần thiết, nhưng ngay cả khi bạn mua một business đang hoạt động tốt và đang có doanh thu, bạn vẫn cần lập Kế hoạch kinh doanh. Bởi sau khi mua business đó, bạn trở thành thuyền trưởng, và bạn cần có một “bản đồ” để lèo lái con thuyền kinh doanh của mình.
Do vậy, trước khi lao mình vào một business, ngoài việc nghiên cứu về nó như đã nói ở trên, bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh như thể bạn đã là chủ của nó. Hãy nghiên cứu thị trường địa phương (local market), tìm hiểu về ngành (industry) bạn đang tính tham gia.
Kể cả trong trường hợp mua nhượng quyền, ‘franchisor’ và cả những ‘franchisees’ khác thường có thể nói với bạn rất nhiều về tình hình thị trường sở tại, tình hình thị trường trong nước cũng như những xu hướng tốt đẹp trong ngành. Đừng chỉ lắng nghe họ. Bạn nên đến gặp Phòng thương mại địa phương (Chamber of Commerce), lên mạng internet, hỏi ý kiến các chuyên gia. Hãy tìm hiểu thật cẩn thận.
Và với các thông tin có được, hãy lập một bản Kế hoạch kinh doanh. Nếu với bản Kế hoạch Kinh doanh có được, bạn không thấy thật sự ấn tượng, hãy đừng mua business đó! 
Những sai lầm thường gặp khi định cư Úc diện đầu tư Những sai lầm thường gặp khi định cư Úc diện đầu tư Reviewed by Unknown on tháng 5 23, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.