Đem tiền đi mua bất động sản xứ người để lấy thẻ xanh liệu có đơn giản?
Giấc mơ Mỹ, giấc mộng châu Âu là điều nhiều công ty tư
vấn thủ thỉ với nhà đầu tư, nhưng đem tiền đi mua bất động sản xứ người liệu có
đơn giản? Các
đơn vị tư vấn đều cam kết hoàn trả các khoản phí trong trường hợp không xin được
thẻ xanh, quốc tịch hoặc giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng,
việc “lật kèo” khi hợp tác không được xuôi chèo mát mái là hoàn toàn có khả
năng xảy ra. Và khi đó, các nhà đầu tư sẽ lâm vào tình trạng thả gà ra đuổi.
Nở rộ môi giới đầu tư bất động sản lấy thẻ xanh
Một lần khác,
trong vai nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư sang Cộng hòa Síp, phóng
viên đã nhận được lời mời tham dự hội thảo quy mô “hẹp” đầu tư bất động sản Síp
và cơ hội nhận được thẻ xanh cư trú, nhập tịch và trở thành công dân châu Âu. Hội
thảo do Công ty Tư vấn đầu tư và Định cư quốc tế Bắc Sơn tổ chức, quy mô chỉ
khoảng 10 nhà đầu tư được tham dự. Các nhà đầu tư đều đã đăng ký trước và có
xác nhận vé mời của đơn vị này.
Chỉ cần bỏ 300.000 euro để mua bất động sản ở Cộng hòa Síp, nhà đầu tư sẽ được cấp thẻ xanh |
Ông Lưu Minh Ngọc, Tổng giám đốc Công ty cho biết: “Chỉ cần bỏ ra số tiền tối thiểu 300.000 euro để mua bất động sản ở Cộng hòa Síp, nhà đầu tư sẽ được cấp thẻ xanh cho cả ba thế hệ (vợ, chồng, con, bố mẹ hai bên) được nhập tịch và trở thành cư dân châu Âu, duyệt hộ chiếu trong vòng 3 tháng, cấp quốc tịch trong vòng nửa năm”.
Chính sách đầu
tư được đưa ra là khá hấp dẫn với những thông tin về thuế (mức thuế giá trị gia
tăng tiêu chuẩn là 19%, khuyến mãi giảm 15% thuế cho lần mua bất động sản đầu
tiên, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, chỉ 12,5%). Đặc biệt, nhà đầu tư không cần
chứng minh nguồn gốc tiền, không cần chứng minh sức khỏe và không cần có mặt tại
Síp, nhà đầu tư chỉ việc bỏ tiền và phía Công ty Bắc Sơn sẽ lo toàn bộ các việc
còn lại.Không quá khi nói rằng, mang tiền đi mua bất động sản nước ngoài như một
vụ chơi dao, mà chắc chắn nhà đầu tư lại là người cầm đằng lưỡi
Trong một trao đổi
khác với tư vấn viên của Pacom Việt Nam, nhận được tư vấn như sau:
“Sau khi anh đầu tư 2 - 3 triệu euro, anh sẽ nhận được quốc tịch nhanh chóng ở
Malta và Síp (ở Síp là 2 - 3 tháng, Malta là 1 năm), các nước khác thuộc châu
Âu thì ở từ 4 - 10 năm. Ở Síp là đầu tư bất động sản, còn ở Malta là đầu tư hỗn
hợp.
Đầu tư vào Malta
theo hình thức đóng quỹ cho chính phủ, số tiền không hoàn lại (người đứng tên
chủ đầu tư là trên 600.000 euro, với mỗi trường hợp vợ, các con, bố, mẹ đi kèm,
mức phí là từ 25.000 - 50.000 euro/người), sau đó sẽ phải mua thêm bất động sản
khoảng trên 320.000 euro, đầu tư thêm khoảng 150.000 euro để mua cổ phiếu và
trái phiếu nữa thì sẽ có quốc tịch”.
“Chủ đầu tư có
thể chuyển tiền từ bên thứ ba (có tài khoản ở nước ngoài hoặc dịch vụ chuyển tiền
tư nhân). Ngoài ra, Pacom còn hỗ trợ xin giấp phép đầu tư với mức phí là 40 triệu
+ 1% giá trị bất động sản”, tư vấn viên của Pacom cho biết thêm.Như vậy, mức
giá để trở thành công dân châu Âu cũng có sự khác nhau rõ rệt với mỗi đơn vị tư
vấn, môi giới.
Các đơn vị tư vấn đều cam kết hoàn trả phí trong trường hợp không xin được thẻ xanh |
Cảnh báo về an toàn đồng vốn và mục đích đầu tư
Việc đảm bảo an
toàn cho đồng vốn được các bên dựa trên các hợp đồng hợp tác, tuy nhiên có thể
coi đây chỉ là sự đảm bảo bằng những cam kết về uy tín, lòng tin.Ngoài ra, các
vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư ra nước ngoài, đến việc chuyển ngoại tệ…
cũng không đơn giản.
Không chỉ có vậy,
ngoài khoản tiền đầu tư mua bất động sản, thông thường, các nhà đầu tư sẽ phải
nộp thêm các khoản phí như phí quản lý dự án, phí luật sư. Tuy nhiên, ngay
trong buổi giới thiệu dự án của Bắc Sơn, khi chúng tôi hỏi về các khoản phí
này, nhân viên tư vấn đều tỏ ra ấp úng và khá mập mờ trong việc cung cấp thông
tin. Được biết, khoản phí này là không hề nhỏ, có những chương trình đầu tư, mức
phí các loại có khi lên đến hàng chục nghìn euro.
Hoạt động lấy thẻ xanh này còn cho thấy một nguy cơ tiềm ẩn rất lớn về an ninh. |
Việc các quốc
gia đưa ra chính sách hấp dẫn về thuế, về cơ chế thường trú và quốc tịch là khá
phổ biến hiện nay. Đây là chủ trương nhập cư người giàu và tạo cú huých cho bất
động sản nước sở tại. Mỗi nước đều có lý do, cũng như hệ thống luật pháp riêng
của mình, nhưng đứng ở góc độ của nhà đầu tư và đơn vị quản lý, hoạt động đầu
tư ra nước ngoài, thì đây là vấn đề rất đáng được cảnh báo.
Về luật đầu tư
ra nước ngoài, điểm đ, Điều 8, Nghị định 83/2015 có nêu rõ, bất động sản là
lĩnh vực cần phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư, trong
đó nhấn mạnh đến các vấn đề pháp lý như: “thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất,
cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu
tư”.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư chỉ nắm
dự án theo kiểu “du lịch qua màn ảnh nhỏ”, bằng những báo cáo vắn tắt, sơ bộ. Đồng
thời, khi đặt câu hỏi bên đơn vị tư vấn về những thông tin, tài liệu minh chứng
cho tính pháp lý, thì đều được đại diện công ty tư vấn từ chối với lý do… “lãnh
đạo đi nước ngoài”.
Hầu hết các nhà đầu tư chỉ nắm dự án theo kiểu “du lịch qua màn ảnh nhỏ” |
Trong một khuyến
cáo về việc các nhà đầu tư mua bất động sản để lấy thẻ xanh cư trú, đại diện Cục
Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) từng cho biết: “Chúng tôi không tiếp
nhận hồ sơ và không cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho mục
tiêu đầu tư mua nhà để nhận “thẻ xanh”. Theo quy định, việc cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư ra nước ngoài là để thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh. Các
tổ chức, cá nhân phải có hồ sơ hợp lệ, có mục tiêu đầu tư, kinh doanh rõ ràng
và phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Cơ quan cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư sẽ căn cứ vào tính hợp lệ và các điều kiện theo quy định, nếu
đáp ứng mới cấp”.
Gác lại những vấn
đề về an toàn đồng vốn, pháp lý và hiệu quả đầu tư, hoạt động lấy thẻ xanh này còn cho thấy
một nguy cơ tiềm ẩn rất lớn về an ninh.Điều 4 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi,
bổ sung 2014 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận
công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật
này có quy định khác”. Như vậy, về nguyên tắc, nhà nước chỉ công nhận mỗi công
dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Ông Nguyễn Công
Khanh, chuyên gia về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cho biết: “Trên lãnh thổ Việt
Nam, luật quy định chỉ công nhận người có một quốc tịch Việt Nam. Còn trường hợp
đầu tư ra nước ngoài và được các nước này mở cửa cho nhập tịch là theo pháp luật
của nước họ, chúng ta không cấm được.Nhà đầu tư thiếu đủ thứ, từ thông tin, luật
pháp nước sở tại, thông tin thị trường bất động sản, dự án… Thứ nhà đầu tư sở hữu
chỉ gói gọn trong hai chữ lòng tin với đơn vị tư vấn. Tuy nhiên, những công dân
có hai quốc tịch khi nảy sinh các vấn đề tranh chấp, thì việc xử lý sẽ rất phức
tạp. Với các đối tượng là tội phạm kinh tế, chính trị, việc có thêm một quốc tịch
ở nước khác, nhất là những nước không thực hiện dẫn độ tội phạm sẽ gây khó khăn
cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Đem tiền đi mua bất động sản xứ người để lấy thẻ xanh liệu có đơn giản?
Reviewed by Di Trú Mỹ
on
tháng 8 17, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: