Những trăn trở về con đường định cư Mỹ của du học sinh
Shruthi Aramandla không muốn quay trở về quê hương Ấn
Độ của mình để bắt đầu lại từ đầu mọi thứ. Cô muốn tìm việc làm ở thành phố New
York. Aramandla, 24 tuổi, đã tốt nghiệp ĐH New York. Theo quy định mới, cô sẽ
được ở lại Mỹ lâu hơn. 24 tuổi, Aramandla có bằng Thạc sĩ của Trường Kỹ thuật
Tandon thuộc ĐH New York. Hiện cô đang rất lo lắng về quy định mới sắp ban hành
của Chính phủ liên bang về chương trình làm việc dành cho lao động nước ngoài. Với
những chính sách cho du học sinh định cư Mỹ, cô không biết liệu mình có thể địnhcư Mỹ thêm nữa hay không.
Được phép ở lại 3 năm theo dạng “on-the-job training”
Chính phủ liên
bang sẽ công bố quy định mới vào ngày 11/3 tới, trong đó nói rằng những sinh viên
quốc tế đã nhận được bằng các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ở
Mỹ sẽ được phép ở lại 3 năm theo dạng “on-the-job training”. Theo quy định mới
này, các du học sinh sẽ được phép ở lại thêm 7 tháng so với quy định cũ từ năm
2008, hay còn gọi là OPT. Quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/5 tới.
Ngoài việc cho
phép các du học sinh đã tốt nghiệp có nhiều cơ hội trải nghiệm trong ngành nghề
của mình hơn, quy định mới cũng nhằm đến một mục đích khác. “Nếu visa làm việc
của tôi bị từ chối trong năm nay, tôi vẫn còn thêm 2 cơ hội nữa để nộp đơn xin
visa làm việc. Tôi có thể tiếp tục làm việc ở đất nước này” – Aramandla, người
muốn trở thành một kỹ sư từ năm 10 tuổi, lớn lên ở Chennai, Ấn Độ cho hay. Cô tốt
nghiệp NYU vào tháng 5 năm ngoái. Nếu theo quy định du học sinh đã tốt nghiệp
được phép ở lại 29 tháng, cô sẽ chỉ ở Mỹ được đến tháng 10/2017.
Quy định mới này
đang là chủ đề gây tranh cãi về việc cải cách nhập cư. “Đây là một cuộc tấn
công liên tục vào lực lượng lao động Mỹ” – ông John Miano, luật sư của hiệp hội
lao động ngành công nghệ ở Washington nhận định.
Những chính sách cho du học sinh định cư Mỹ, không biết liệu có thể ở lại? |
Mùa hè năm
ngoái, ông Miano từng đệ đơn kiện, đề nghị Chính phủ bỏ quy định 29 tháng trước
đó để xây dựng một quy định mới. “Họ đang làm tình hình tệ gấp đôi những gì mà
họ đã làm trước đó” – ông bình luận về việc đưa ra quy định 3 năm của Chính phủ
Mỹ. “Được thôi, bạn không muốn 29 tháng chứ gì? Chúng tôi sẽ sửa nó thành 36
tháng”.
Ông Miano cho biết,
nhóm của ông – Liên minh Lao động ngành công nghệ Washington – vẫn sẽ phản đối
tính hợp pháp của chương trình này trong bản kháng cáo. Buổi điều trần tiếp
theo sẽ diễn ra vào tháng 5 tới ở Tòa án Phúc thẩm Mỹ địa phận Columbia.
Trước đó, hồi
tháng 10, Chính phủ Mỹ từng công bố một bản quy định tương tự, thu hút hơn
50.500 bình luận. Rất nhiều người bình luận là du học sinh định cư Mỹ ủng hộ quy định này.
Trong khi những người tự nhận là lao động đang thất nghiệp, hoặc những công dân
Mỹ quan tâm tới vấn đề này cho rằng Chính phủ “đang phá hủy đất nước” và nó cho
thấy Chính phủ “đang đứng về phe những thứ bất hợp pháp”.
Nội dung quy định
mới cũng nói rõ “một sinh viên đang thuộc chương trình STEM OPT sẽ không thay
thế một người lao động Mỹ toàn thời gian, bán thời gian, thời vụ hay vĩnh viễn”,
và mức lương được đề nghị “sẽ ngang bằng” với người lao động Mỹ.
Mức lương được đề nghị “sẽ ngang bằng” với người lao động định cư Mỹ. |
Aramandla hiện
đang làm việc cho Công ty Tư vấn kỹ thuật Loring, chuyên thiết kế hệ thống điều
hòa không khí, sưởi ấm cho các trường học ở New York. Cô cho biết ngành nghề của
mình không thể “training” ở Ấn Độ và cô không thể tìm được môi trường làm việc
tương tự ở quê hương mình. Là một phụ nữ Ấn Độ, cô cảm thấy mình không được tôn
trọng khi ở Mỹ.
Ông Michael
DesRochers – giám đốc của Loring, ông chủ của Aramandla nhận xét cô là một nhân
viên không thể thiếu trong lực lượng lao động kỹ thuật mà người nước ngoài chiếm
7% của mình.
“Thị trường lao
động rất cạnh tranh. Nhưng chúng tôi không nhìn hiện tượng đó như việc sinh
viên nước ngoài đang lấy đi cơ hội của người Mỹ. Chúng tôi cảm thấy đã trao cơ
hội cho tất cả mọi người”.
Công việc của công
ty ông có thể một lần nữa đã có tác động phần nào tới quy định mới này: Mới
đây, các kỹ sư của ông đã thay thế hệ thống máy móc và thông gió cho Tòa án Tối
cao Mỹ.
Thị trường lao động rất cạnh tranh. |
Mỹ ngừng cấp visa H1B, Du học sinh hẹp đường ở lại.
Một thông báo mới
từ cục quản lý di trú và quyền công dân Mỹ với nội dung sẽ ngừng cấp visa H1B –
visa làm việc tạm thời tại Mỹ - trong vòng 15 tháng tới đã khiến cộng đồng du học
sinh VN tại Mỹ hoang mang.
Visa H1B (visa
dành cho người chuyên viên làm việc định cư Mỹ) đóng vai trò rất quan trọng vì nó
là giấy thông hành hợp pháp duy nhất cho những kiều bào có tài năng và kiến thức
(đòi hỏi tối thiều 4 năm đại học hay trình độ học vấn và kinh nghiệm tương
đương, hoặc có khả năng đặc biệt), bao gồm những du học sinh đang theo học tại
Mỹ và có dự định làm việc lâu dài tại đây. Tuy nhiên, các công ty Mỹ đã quyết định
không thuê nhân lực theo diện cấp visa H1B trong một thời gian dài sắp tới.
Visa H1B (visa dành cho người chuyên viên làm việc định cư Mỹ) đóng vai trò rất quan trọng |
Tờ San Jose
Mercury cho biết thêm: “Các công ty nào không nộp đơn xin visa trong tuần này sẽ
phải chờ đến tháng 4 năm 2013 mới được xét lại, và phải đến tháng 10 cùng năm mới
được thuê người lao động theo diện H1B”. Vậy nguyên nhân của sự thay đổi này là
gì?
Cục quản lí di
trú và quyền công dân Mỹ (USCIS) vừa mới thông báo: “Đến ngày 11 tháng 6 năm
2012, USCIS đã nhận đủ số lượng đơn theo qui định của luật pháp cho năm tài
chính 2013. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2012, USCIS cũng đã nhận được yêu cầu xin cấp
H1B từ hơn 20.000 người thuộc diện đặc biệt được miễn không phải có bằng cấp
cao. USCIS sẽ từ chối mọi đơn xin cấp visa H1B cho những lao động có chuyên môn
đang muốn làm việc tại Mỹ vào năm 2013, quyết định có hiệu lực từ ngày 11 tháng
6 năm 2012”.
Những người hiện
đang sở hữu visa H1B vẫn có thể thay đổi việc làm, còn những người đã được cấp
visa H1B theo luật mới có thể làm việc tại các trường đại học hoặc các viện
nghiên cứu phi lợi nhuận. Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít trường hợp ngoại lệ
(chẳng hạn như việc gửi lao động sang định cư Mỹ theo visa L1 – được Quốc hội Mỹ phê
chuẩn cho phép các công ty nước ngoài được gửi chuyên viên tới Mỹ làm việc) thì
những trường hợp còn lại đều không được xét duyệt.
Lao động định cư Mỹ sẽ được thuê nhiều hơn?
Một số người cho
rằng: “Vậy cũng tốt, người ta sẽ thuê nhân công người Mỹ nhiều hơn”, nhưng mọi
chuyện không đơn giản như vậy.
Quy tắc về những
hệ quả ngoài ý muốn nói rằng: khi chính phủ can thiệp vào dòng chảy tự nhiên của
các hoạt động kinh tế, những hệ quả ngoài ý muốn sẽ xảy ra. Nhà kinh tế học
Mark Perry gần đây có đề cập đến một số ví dụ về những hệ quả này trên trang
blog kinh tế có tên Carpe Diem của ông: “Ở Xô-Viết cũ, các nhà quản lí và công
nhân tại nhà máy sản xuất kính sẽ được thưởng dựa theo số tấn kính được sản xuất.
Chính vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi hầu hết các nhà máy cho ra những miếng
kính dày đến nỗi rất khó có thể nhìn xuyên qua được. Rồi luật thay đổi, từ đó
các nhà máy lại sản xuất những miếng kính quá mỏng, khiến cho chúng có thể dễ
dàng vỡ ngay khi có va chạm nhẹ”.
Trong một nghiên
cứu cho viện doanh nghiệp Mỹ và Liên hiệp về quan hệ đối tác cho một nền kinh tế
mới ở Mỹ, nhà kinh tế học Madeline Zavodny đã tìm ra mối liên hệ giữa các công
ty thuê nhân công theo diện H1B và các công ty còn lại: “Các số liệu cho thấy, ở
những bang có số lượng người lao động tạm thời có chuyên môn cao (theo diện
H1B) và ít chuyên môn cao (theo diện H2B) có số người bản xứ làm việc cao hơn hẳn
so với các bang khác. Có thể thống kê như sau: Cứ có 100 lao động theo diện H1B
thì lại tạo ra 183 công việc cho lao động định cư Mỹ”.
Có rất nhiều người
cho ý kiến: “Việc người nước ngoài làm việc tại Mỹ cũng chẳng vấn đề gì, nhưng
tốt hơn hết họ chỉ nên làm nếu có thẻ xanh”. Sự thật đúng là như vậy, còn gì lí
tưởng hơn việc những nhà tuyển dụng có thể đứng ra hỗ trợ các lao động chuyên
môn cao, và cấp quyền công dân lâu dài cho họ. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó.
Một báo cáo mới
từ Tổ chức chính sách quốc gia của Mỹ (National Foundation for American Policy)
cho biết: “Vài tháng trước, những người lao động nước ngoài có chuyên môn cao cảm
thấy rất vô vọng. Vì cho đến thời điểm đó, nguyện vọng được cấp thẻ xanh của họ
vẫn không hề có chút tiến triển. Việc chờ đợi ngày càng kéo dài hơn trong mệt mỏi”.
Phân tích trước đó của tổ chức vào tháng 10 năm 2011 cho biết thời gian chờ để
được xét duyệt cấp thẻ xanh lên đến 5 năm, và thậm chí 10 năm, tùy thuộc vào loại
được cấp và quốc gia cấp.
Hi vọng rằng khoảng
thời gian 15 tháng cho việc ngừng thuê nhân công lao động theo diện visa H1B sẽ
chấm dứt việc đổ lỗi cho các nguồn nhân lực nước ngoài chuyên môn cao (nhà khoa
học, kĩ sư và các chuyên gia khác) về những vấn đề kinh tế tại Mỹ.
Những trăn trở về con đường định cư Mỹ của du học sinh
Reviewed by Di Trú Mỹ
on
tháng 8 20, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: