Mỹ sẽ bãi bỏ diện bảo lãnh anh chị em?
Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ diện bảo lãnh anh chị em và con cái trên 31
tuổi đã lập gia đình ?
Dự luật S.744 Cải Tổ
Di Trú Toàn Diện mới của Hoa Kỳ có điều khoản bãi bỏ diện bảo lãnh anh chị
em và con cái trên 31 tuổi đã lập gia đình.
Những người muốn bảo
lãnh thân nhân nên sớm nộp đơn bảo lãnh trước khi có bất kỳ sự thay đổi nào
trong tương lai.
Đơn Bảo Lãnh Diện F3
Dành Cho Con Đã Kết Hôn Của Công Dân Hoa Kỳ:
Diện bảo lãnh F3 sẽ tiếp
tục sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện trở thành luật, nhưng sẽ có giới hạn
và chỉ chấp thuận những đơn bảo lãnh được nộp trước khi con có gia đình trên 31
tuổi. Nếu đơn bảo lãnh diện F3 được nộp trước khi luật mới có hiệu lực thì số
tuổi không bị giới hạn.
Đơn Bảo Lãnh Diện F4
Dành Cho Anh Chị Em Của Công Dân Hoa Kỳ:
18 tháng sau khi dự luật
Cải Tổ Di Trú Toàn Diện trở thành luật, luật S.744 sẽ chấm dứt việc nhận những
đơn bảo lãnh mới dành cho diện bảo lãnh F4 dành cho các anh chị em của công dân
Hoa Kỳ.
Nếu quý vị là công dân
Hoa Kỳ, đây chính là thời gian cần bảo lãnh ngay cho các con đã lập gia đình và
anh chị em, trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật chính thức.
DOMA, CSPA và S.744
DOMA, CSPA và S.744
DOMA: Defense of Marriage Act (Đạo Luật
Bảo Vệ Gia Đình):
Ngày 26 tháng 6 năm
2013, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết quan trọng làm chấn động toàn
nước Mỹ: quyết định chống lại Đạo Luật Bảo Vệ Gia Đình (tức Defense of Marriage
Act, gọi tắt là DOMA). Điều này có nghĩa là những cặp đồng tính, nếu đã kết
hôn, sẽ hợp lệ để được hưởng những quyền lợi về di trú.
CSPA: Child Status Protection Act (Đạo Luật Bảo
Vệ Tuổi Con Trẻ):
Đạo luật Child Status
Protection Act (CSPA) được ban hành vào ngày 6 tháng 8 năm 2002. Đạo luật này
có hiệu lực từ ngày ban hành và được áp dụng vào những hồ sơ nào có những người
con quá 21 tuổi vào ngày 6 tháng 8 năm 2002 hoặc sau ngày đó. Nếu những
người con đó quá 21 tuổi trước ngày 6 tháng 8 năm 2002, có thể được hưởng quyền
lợi của đạo luật này nếu:
1. Hồ sơ bảo lãnh thị
thực nhập cư được chấp thuận ngay/sau ngày 6/8/2002, hoặc
2. Đương đơn bị quá tuổi
ngay/sau ngày 6/8/2002, hoặc
3. Đương đơn đã bị quá
tuổi trước ngày 6/8/2002 nhưng đã nộp đơn xin thị thực trước khi quá tuổi và bị
từ chối theo điều khoản 221(g).
Để tính tuổi CSPA quý
vị cần có những thông tin sau :
1. Ngày ưu tiên của hồ
sơ (Priority date)
2. Ngày hồ sơ được
USCIS chấp thuận (Approval date)
3. Ngày hồ sơ đến lượt
giải quyết
4. Ngày sinh (của người
con)
Cách tính:
Thời gian hồ sơ bị trì
hoãn: Lấy ngày chấp thuận trừ ngày ưu tiên (số 2 trừ số 1)
Tuổi khi được giải quyết:
Lấy ngày hồ sơ đến lượt giải quyết trừ ngày sinh (số 4 trừ số 3)
Tuổi CSPA: Lấy số 6 trừ
số 5
Nếu tuổi CSPA đúng hoặc
dưới 21 thì đủ điều kiện đi theo gia đình.
Hồ sơ nào có thời gian
chờ đợi càng lâu thì càng có lợi cho việc tính tuổi CSPA.
S.774: Dự Luật Cải
Tổ Di Trú Toàn Diện
Dự luật Cải Tổ Di Trú
Toàn Diện có 4 điểm chính:
- Sẽ giải quyết ra sao
với hơn 11 triệu ngoại kiều bất hợp pháp đang sống không hợp pháp ở Hoa Kỳ.
- Làm sao siết chặt an
ninh biên giới.
- Làm sao ngăn cản những
người sống bất hợp pháp làm việc tại Hoa Kỳ.
- Làm thế nào để cải
thiện hệ thống di trú.
Dự luật S.744 cũng có
một số thay đổi có lợi cho các hồ sơ bảo lãnh thân:
Vợ con người mang thẻ
xanh sẽ được xếp vào loại “immediate relative,” không bị giới hạn số visa và
đơn sẽ được giải quyết nhanh hơn.
Dự luật này cũng ra lệnh
giải quyết toàn bộ hồ sơ bảo lãnh gia đình đang tồn đọng.
Mỹ sẽ bãi bỏ diện bảo lãnh anh chị em?
Reviewed by Unknown
on
tháng 6 29, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: