SO SÁNH CƠ HỘI VIỆC LÀM GIỮA CÁC QUỐC GIA KHI ĐỊNH CƯ CHÂU ÂU

Vấn đề việc làm là một trong những điều đáng quan tâm khi định cư châu Âu

Bên cạnh những tiêu chí như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, sức khỏe,…thì vấn đề việc làm là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm khi có ý định định cư nước ngoài.
Theo một nghiên cứu được thực hiện ở 140 quốc gia trong năm 2013, kết hợp với những dữ liệu từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Báo cáo phát triển con người HDI, Diễn đàn Kinh tế thế giới và Ngân hàng phát triển châu Phi thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đặc biệt là những bạn có nhu cầu sang nước ngoài làm việc và sinh sống để so sánh cơ hội việc làm giữa các quốc gia trước khi định cư châu Âu.

1.     Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất

Tỷ lệ lao động toàn thời gian: 59%
GDP đầu người: 30.112 USD (Xếp thứ 32/140)
GDP năm 2013: 396,2 tỷ USD (Xếp thứ 28/140)
Tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi trưởng thành: 90% (Xếp thứ 67/140)
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất có tỷ lệ lao động toàn thời gian cao nhất trên toàn thế giới năm 2013, với 72% là nam giới. Tổ chức Lao động thế giới cho biết có đến 90% lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại đây là người nước ngoài, trong khi người dân bản địa thường có xu hướng chọn các công việc thuộc bộ phận kinh tế công để đảm bảo sự ổn định và thu nhập cao.

2.     Iceland

Tỷ lệ lao động toàn thời gian: 54%
GDP đầu người: 41.000 USD (Xếp thứ 14/140)
GDP năm 2013: 14,7 tỷ USD (Xếp thứ 70/140)
Tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi trưởng thành: N/A
Iceland là quốc gia có tỷ lệ lao động toàn thời gian cao nhất và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất châu Âu. Người dân lựa chọn đất nước này để định cư châu Âu thường tương đối khá giả, với GDP đầu người khoảng 41.000 USD năm 2013. Đáng chú ý là nền kinh tế Iceland dựa chủ yếu vào ngư nghiệp, chiếm phần lớn doanh thu xuất khẩu, GDP và thị trường việc làm của cả nước. Sau khi hệ thống tài chính sập đổ năm 2008 dẫn đến thời kỳ kinh tế khó khăn, Iceland trong những năm gần đây đã dần tự vực dậy.

3.     Thụy Điển

Tỷ lệ lao động toàn thời gian: 53% (Xếp thứ 3/140)
GDP đầu người: 41.188 USD (Xếp thứ 13/140)
GDP năm 2013: 557,9 tỷ USD (Xếp thứ 21/140)
Tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi trưởng thành: N/A
Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, Thụy Điển là một trong những nước phát triển nhất trên toàn thế giới, với bộ phận kinh tế công chiếm khoảng 53% GDP trong năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp tại Thụy Điển tương đối thấp và được IMF dự báo là sẽ ở mức 8% tính đến cuối năm 2014, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác ở châu Âu.

Thụy Điển có tỷ lệ lao động toàn thời gian tương đối cao trên thế giới
4.     Nga

Tỷ lệ lao động toàn thời gian: 51%
GDP đầu người: 17.884 USD (Xếp thứ 58/140)
GDP năm 2013: 2,1 nghìn tỷ USD (Xếp thứ 8/140)
Tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi trưởng thành: 99,7% (Xếp thứ 14/140)
Mặc dù “phất” lên nhanh chóng nhờ giá dầu mỏ tăng, nhưng tăng trưởng GDP của Nga trong những năm gần đây lại “xuống dốc không phanh”, từ 4,5% năm 2010 xuống còn 1,3% năm 2013. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) gần đây dự báo rằng tăng trưởng kinh tế Nga sẽ chỉ giữ ở mức 1,3% trong năm 2014 bởi việc nước này can thiệp vào Ukraina khiến Mỹ và EU áp dụng biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, xét về thị trường lao động thì không mấy nước sánh kịp Nga. Đây là một trong năm quốc gia có hơn 50% dân số làm việc toàn thời gian. Thêm nữa, Nga cũng dẫn đầu thế giới với 46% phụ nữ có công việc toàn thời gian. Tình hình lao động khả quan này là nhờ có vai trò của chính phủ và bộ phận kinh tế công trong việc tạo ra việc làm cho người dân.

5.     Latvia
Tỷ lệ lao động toàn thời gian: 44%
GDP đầu người: 19.120 USD (Xếp thứ 53/140)
GDP năm 2013: 31 tỷ USD (Xếp thứ 94/140)
Tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi trưởng thành: 99% (Xếp thứ 2/140)
Trong số các quốc gia có tỷ lệ lao động toàn thời gian cao nhất trên thế giới, Latvia có phần kém cạnh hơn vì GDP đầu người chỉ đạt 19.120 USD. Suốt vài thập kỷ qua Latvia phải trải qua nhiều biến động lớn: Giành độc lập từ liên bang Xô Viết năm 1991, gia nhập Liên minh Châu Âu EU năm 2004 và mới đây nhất là thông qua đạo luật tiếp nhận đồng Euro. Mặc dù tăng trưởng quý 2/2014 đạt 3,5% nhưng Latvia vẫn xếp sau rất nhiều các quốc gia khác về năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu, giữ vị trí thứ 53/140 nước trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới đưa ra.

6.     Mỹ

Mỹ là một trong những quốc gia có tỷ lệ lao động toàn thời gian cao nhất thế giới
Tỷ lệ lao động toàn thời gian: 43%
GDP đầu người: 53.101 USD (xếp thứ 6/140)
GDP năm 2013: 16,8 nghìn tỷ USD (Xếp thứ 1/140)
Tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi trưởng thành: N/A
Mỹ hiện vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ lao động toàn thời gian cao nhất trên thế giới dù số lượng người tham gia lao động có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Mặc dù những tàn dư của cuộc đại suy thoái vẫn còn, nhưng Mỹ vẫn là một trong những cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất trên thế giới với GDP đầu người hơn 53.000 USD năm 2013 và tăng trưởng GDP quý 2/ 2014 đạt 4%.

Ngoài những quốc gia nêu trên thì Canada hay Úc cũng được xem là những quốc gia có nền kinh tế vô cùng phát triển và các nước này cũng có những chính sách để thu hút nguồn nhân lực với các chính sách nhập cư cho người ngoại quốc hay chính sách lương bổng, trợ cấp cho cho nhân viên công tác và định cư châu Âu:

Canada là đất nước thuộc nhóm có nền kinh tế phát triển vượt bậc trên thế giới (Xếp thứ 9 trên thế giới – Theo Wikipedia) và khá đồng đều từ đông sang tây, ở mỗi tỉnh bang của Canada thì chính phủ liên bang cho phép chính quyền tỉnh bang được phép xây dựng một số chính sách riêng để thúc đẩy phát triển kinh tế như chính sách bổ sung nguồn nhân lực và định cư.

Về Úc, với lợi thế về vị trí địa lý nằm gần các quốc gia châu Á đông dân, tăng trưởng mạnh, có nhu cầu về tài nguyên và năng lượng cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản….đã giúp ngành khai mỏ của Úc phát triển bùng nổ trong suốt cả thập kỷ (2000 – 2010), đóng góp đầy ấn tượng vào GDP toàn quốc cũng như mức thu nhập của người dân nơi đây. Năm 2013 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong yêu cầu phát triển của quốc gia này khi tăng trưởng kinh tế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc – đối tác xuất khẩu tài nguyên chính của Úc chững lại, giá quặng sắt, than đá, dầu mỏ…sụt giảm, đồng đô Úc tăng giá, lợi nhuận thu về thấp dẫn tới đầu tư vào ngành khai mỏ giảm theo, kết thúc giai đoạn bùng nổ về khai thác tài nguyên tại đây. Đây được xem là thời điểm quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ Úc chú trọng phát triển bền vững một số ngành xuất khẩu khác nhằm giảm phụ thuộc vào tài nguyên không tái tạo được.
Vấn đề việc làm khi định cư tại Úc
Tóm lại trước khi lựa chọn một quốc gia để làm nơi định cư châu Âu thì bạn cần nghiên cứu thật kỹ thông tin về quốc gia đó để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp với bản thân mình.
SO SÁNH CƠ HỘI VIỆC LÀM GIỮA CÁC QUỐC GIA KHI ĐỊNH CƯ CHÂU ÂU SO SÁNH CƠ HỘI VIỆC LÀM GIỮA CÁC QUỐC GIA KHI ĐỊNH CƯ CHÂU ÂU Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 7 19, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.