Tại sao Hà Lan là quốc gia được các sinh viên chọn du học và định cư Châu Âu?



Hà Lan – đất nước nổi tiếng với hoa Tuy-líp và cối xay gió – là một đất nước vô cùng xinh đẹp, rực rỡ đầy hoa với những con người thân thiện. Hà Lan còn là một trong những trung tâm thương mại, tài chính lớn nhất của châu Âu, với hàng chục nghìn tập đoàn lớn trên thế giới đều có trụ sở tại đây.
Hà Lan là quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai đầu tiên tổ chức các khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh. Hiện nay ở Hà Lan có đến 1.560 khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh, thu hút mỗi năm đến 80.000 sinh viên. Điều này giúp Hà Lan trở thành quốc gia có nền giáo dục hàng đầu tại châu Âu và Top 3 của thế giới. Là quốc gia phát triển và thịnh vượng, Hà Lan nổi lên là một địa điểm học tập quốc tế và định cư Châu Âu đầy lý tưởng. Được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia bình yên nhất với các tiêu chí mức lương cao, cuộc sống ổn định, quốc gia đáng sống… với các tiêu chí được đánh giá trên thử hỏi tại sao mà Hà Lan lại không thu hút hàng ngàn sinh viên thế giới đến học tập.

Hằng năm thu hút hàng ngàn sinh viên quốc tế

Hệ thống giáo dục Đại học của Hà Lan nổi tiếng khắp thế giới và chất lượng giảng dạy luôn được đánh giá cao. Yếu tố chất lượng này đạt được nhờ hệ thống kiểm định và đảm bảo chất lượng quốc gia. Tạp chí Times Higher Education Supplement thậm chí đã xếp 11 trường Đại học của Hà Lan nằm trong TOP 200 trường Đại học hàng đầu trên thế giới:

Ở Hà Lan, học phí dành cho sinh viên quốc tế khá hợp lý nếu so sánh với mức học phí ở những nước nói tiếng Anh khác. Chi phí sinh hoạt 550 euro – 600 euro / tháng và học phí được xếp vào mức trung bình của châu Âu từ 6.500 euro - 12.000 euro/ năm.

. Là quốc gia phát triển và thịnh vượng, Hà Lan nổi lên là một địa điểm học tập quốc tế và định cư Châu Âu đầy lý tưởng. 


Các trường Đại học Nghiên cứu và Khoa học Ứng dụng Hà Lan đều cấp những suất học bổng từ 20 – 75%. Ngoài ra  Bộ giáo dục Hà Lan còn cấp những suất học bổng 100% học phí cùng chi phí sinh hoạt ăn ở cho sinh viên xuất sắc và tài năng. Một số trường Đại học Khoa học Ứng dụng hiện đang cấp học bổng và có chương trình thực tập hưởng lương cho sinh viên quốc tế tại Hà Lan. Ngoài ra, hàng năm còn có những suất học bổng của chính phủ dành cho sinh viên quốc tế

Visa Hà Lan có phần thuận lợi hơn. Từ tháng 6/2013, Chính phủ Hà Lan đã thay đổi luật cấp giấy phép cư trú cho sinh viên quốc tế học tập tại Hà Lan. Sinh viên không cần phải gia hạn thẻ cư trú của mình theo từng năm và được cấp một lần trong suốt quá trình học tập.
Sinh viên quốc tế học tập tại Hà Lan được phép làm thêm 20 giờ/tuần và sau khi tốt nghiệp được phép ở lại làm việc.

Anh Nhã hiện đang sống tại thành phố Rotterdam ở phía Tây Nam, Hà Lan - cảng lớn thứ hai thế giới với nhiều tòa nhà nguy nga, lộng lẫy. Người Hà Lan cực thân thiện, theo lời anh Nhã thì mình đi đường, dù không quen biết nhưng người ta cũng chào mình như quen thân vậy. Đặc biệt là từ lúc đến Hà Lan tới giờ, anh Nhã chưa gặp một vụ cãi nhau nào nói chi là “đánh lộn”. Ngoài ra, ý thức của người Hà Lan cực cao, không bao giờ có chuyện vứt rác bừa bãi hoặc trộm cắp, đường phố vô cùng sạch đẹp. "Cuộc sống thanh bình, mỗi tội hơi buồn một tẹo" - anh Nhã tâm sự.
Sinh viên Việt Nam mình ở Rotterdam tương đối nhiều, chỉ sau Trung Quốc nhưng không phân bố đều ở các trường, mà trường nhiều trường ít, ví dụ như trường của anh Nhã chỉ có khoảng 10 bạn sinh viên Việt Nam, mà còn khác ngành học nên hầu như mọi người rất ít khi gặp nhau. Nhưng bù lại, trường luôn tổ chức những chương trình như Day of international student để cho các bạn học sinh nước ngoài có dịp gặp gỡ, giao lưu qua các hoạt động tập thể. Có một điều rất thú vị là trong chương trình như Day of international student gần đây nhất, hội sinh viên Việt Nam còn lọt vào chung kết cuộc thi thời trang dân tộc các nước nữa đấy. Sinh viên Việt Nam rất chuộng các ngành học như Tài chính, Kinh tế, Kỹ thuật…

Hà Lan – đất nước nổi tiếng với hoa Tuy-líp và cối xay gió – là một đất nước vô cùng xinh đẹp, rực rỡ đầy hoa với những con người thân thiện. 

Sinh viên Việt Nam ở Hà Lan ít đi làm thêm hơn so với sinh viên du học ở các nước khác, vì thực tế thì việc xin đi làm thêm ở Hà Lan cực khó. Sinh viên Việt Nam mình đa số đều học tiếng Anh, không biết tiếng Hà Lan nên cũng là một điều hạn chế, hầu như các bạn đều vào làm trong các quán ăn Việt Nam như rửa chén, bồi bàn hoặc làm nail, cực khổ lại không được bao nhiêu. Tuy thế, vẫn có một vài trường hợp cá biệt, sinh viên Việt Nam mình vì ham mê làm thêm, đam mê kiếm tiền mà xao nhãng việc học, thậm chí là bỏ học luôn vì chi phí ở đây đắt đỏ, nếu lo đi làm thêm thì lại không có thời gian đầu tư cho việc học.

Học tập, thi cử ở Hà Lan cũng không hề dễ nhằn đâu nhé, chương trình học khác với ở Việt Nam, vì vấn đề rào cản ngôn ngữ nên khởi đầu khá khó khăn. "Lúc mới qua, mình nói tiếng Anh không được, phát âm chưa chuẩn, từ từ mới có thể quen. Ở đây, có những môn chỉ cần học trên lớp và làm bài tập, nhưng có những môn cần phải thi, mà gian lận với xin điểm là chuyện không bao giờ được phép xảy ra" - Nhã cho biết. Vậy mới nói, ở những nước như Hà Lan, muốn vào đại học thì không khó, nhưng để tốt nghiệp ra trường được thì lại cực khó đấy nhé. Anh Nhã chia sẻ: “Ai muốn tốt nghiệp ra trường được thì phải học tập thật sự chăm chỉ, coi như là hi sinh tuổi trẻ luôn ấy chứ, vì nếu mình nghỉ học hay rớt nhiều môn quá, trường sẽ cho mình nghỉ học luôn.”

Chi phí sinh hoạt thấp so các quốc gia khác khi định cư Châu Âu

Về chuyện ăn uống sinh hoạt, “Ăn ở ngoài thì rất mắc, nhưng mua về nấu thì tương đối "Ok". Ở bên này toàn ăn bánh mì thôi, anh thường mua thực phẩm ở các cửa tiệm bán đồ Việt Nam để tự nấu. Lâu dần cũng thấy mình lên tay lắm đó (cười). Hiện tại thì anh đang “thất nghiệp”, không xin được việc làm thêm, nên gia đình anh lâu lâu vẫn phải gửi tiền sinh hoạt phí qua một lần. Giá thuê nhà ở đây hơi mắc, trung bình tầm 300-400 Euro (8 triệu - 11 triệu đồng), có phòng ngủ riêng, nhưng nhà bếp thì phải dùng chung. Tiền xe 60 Euro (hơn 1 triệu 500 ngàn đồng), tiền ăn khoảng 200 Euro (~ 5 triệu 500 ngàn đồng) cùng nhiều khoản lặt vặt khác."
“Đồ ăn ở ngoài người ta làm rất nhạt, giá cũng hơi mắc nữa. Ví dụ như KFC bên mình giá có hơi cao so với bình thường thì bên này KFC bán đồ ăn rẻ nhất, không đâu rẻ bằng, nhưng quy ra tiền Việt thì vẫn là cao. Nên hầu như sinh viên mình chẳng mấy ai ăn đồ Tây nhiều cả.”
Ngoài ra, anh Nhã còn nhiệt tình cung cấp thêm một số thông tin như tiền sách vở ở đây rất mắc, 1 cuốn sách có giá từ 50-100 Euro (~1 triệu rưỡi -~3 triệu đồng), tiền học thì tùy trường, nhưng cũng phải từ 5.500 Euro/năm (~151 triệu đồng) trở lên. Được cái là sinh viên Việt Nam mình ai qua đó cũng năng động hẳn, tham gia rất nhiều các hoạt động và chủ động trong việc tự lo cho cuộc sống của bản thân.
Giá thuê nhà ở đây hơi mắc, trung bình tầm 300-400 Euro (8 triệu - 11 triệu đồng), có phòng ngủ riêng, nhưng nhà bếp thì phải dùng chung.

“Mùa thu và mùa xuân ở đây cực đẹp, thời tiết cực dễ chịu, mùa đông thì cực kì cực kì lạnh luôn, hầu như mọi người đều hạn chế đi lại, đồ ăn để ở ngoài không sợ hư vì thời tiết bên ngoài lạnh hơn trong… tủ đá. Ngược lại, mùa hè thì lại rất nóng, nóng như mùa hè ở Việt Nam vậy, nhưng bù lại, mùa hè thì hoa nở đẹp lắm. Hà Lan có vườn hoa nổi tiếng nhất thế giới và chỉ mở vào mùa hè thôi mà.” - anh Nhã hào hứng.


Những người muốn trở thành công dân Hà Lan để định cư Châu Âu sẽ phải tham dự một kỳ thi đặc biệt về ngôn ngữ và văn hoá của nước này, quốc hội Hà Lan vừa ra quyết định. Kỳ thi này sẽ tiêu tốn của những người tham dự 350 euro và cần từ 250 đến 350 giờ học. Khoảng 14 nghìn người, chủ yếu từ Thổ Nhĩ Kỳ, Marốc và Surinam, sẽ tham dự kỳ thi này mỗi năm. Hà Lan, quốc gia vốn có chính sách nhập cư nghiêm ngặt, hy vọng rằng điều luật mới này sẽ làm giảm bớt tình trạng "nhập khẩu cô dâu". 

Những người muốn trở thành công dân Hà Lan để định cư Châu Âu sẽ phải tham dự một kỳ thi đặc biệt về ngôn ngữ và văn hoá của nước này, quốc hội Hà Lan vừa ra quyết định.


Các ứng viên sẽ phải tham dự kỳ thi này tại đất nước họ và sẽ được kiểm tra tại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hà Lan. Những người này cũng sẽ không được cấp tài liệu để ôn thi nhưng sẽ được cấp tài liệu giới thiệu về các bộ phim Hà Lan và các bài thi mẫu. "Việc hoà nhập vào xã hội Hà Lan là một tiến trình dài, nên những người mới đến rất cần có kiến thức cơ bản về xã hội và đất nước trước khi sang đây", Bộ Tư pháp nước này ra thông báo chỉ rõ đồng thời nhấn mạnh rằng họ chỉ cấp giấy cư trú khi ứng viên vượt qua kỳ thi.
Tại sao Hà Lan là quốc gia được các sinh viên chọn du học và định cư Châu Âu? Tại sao Hà Lan là quốc gia được các sinh viên chọn du học và định cư Châu Âu? Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 7 31, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.