Di cư định cư Canada, điểm sáng cuối cùng của dân tị nạn quốc tế

Những người có khả năng trở thành dân xin tị nạn từ các thị trấn và thành phố khác trên khắp nước Mỹ cũng đang vượt biên giới tại Quebec. Họ mong đợi hành trình của mình sẽ kết thúc tại Mỹ, nhưng lại phải đi tới để định cư Canada như một phương án cuối cùng.

Vào cuối tuần thứ ba của tháng hai, nhà báo Jusstin Giovannetti và nhiếp ảnh gia Ian Willms đã theo chân 22 người xin tị nạn vượt biên giới Mỹ để vào Canada tại một nơi gầns thị trấn Emerson, Manitoba. Họ là một phần của làn sóng ngầm đang ngày càng gia tăng, do lo sợ về an ninh tại Mỹ dưới chính quyền của Tổng thống Trump và đang liều mạng để tiến về phía Bắc.

Câu chuyện biên giới

Những người có khả năng trở thành dân xin tị nạn từ các thị trấn và thành phố khác trên khắp nước Mỹ cũng đang vượt biên giới tại Quebec. Họ mong đợi hành trình của mình sẽ kết thúc tại Mỹ, nhưng lại phải đi tới Canada như một phương án cuối cùng. Chặng đường cuối cùng và đầy nguy hiểm này phụ thuộc rất nhiều vào một thỏa thuận tị nạn mà Canada và Mỹ đã đàm phán hơn một thập kỷ trước.

Phải đi tới để định cư Canada như một phương án cuối cùng
 Được ký sau cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hiệp định Quốc gia thứ ba an toàn đòi hỏi người tị nạn phải nộp đơn ở nước mà họ đặt chân tới đầu tiên. Nếu người xin tị nạn nộp đơn tại cửa khẩu của nước thứ hai, anh/cô ấy sẽ nhanh chóng bị gửi trở về nước đầu tiên.
Những người xin tị nạn đi đến biên giới phía Bắc của Minnesota biết rằng Hiệp định Quốc gia thứ ba an toàn chỉ áp dụng với họ nếu họ vượt biên giới ở cuối Xa lộ Liên tiểu bang I-29. Nó không áp dụng cho họ nếu họ vượt biên bất hợp pháp. Khi họ đã đặt chân định cư Canada, dù bị bắt, họ có quyền được tham gia một buổi điều trần dành cho những người tị nạn.

Có những rủi ro với những chuyến vượt biên bí mật. Seidu Mohammed, một người tị nạn Ghana, suýt mất mạng trong một chuyến đi vất vả vào đêm Giáng sinh. Anh ấy đã mất những ngón tay và ngón chân cái do tình trạng bỏng lạnh nghiêm trọng.

Khi họ đã đặt chân định cư Canada, dù bị bắt, họ có quyền được tham gia một buổi điều trần


Vì sao làn sóng ngầm định cư Canada ngày càng gia tăng tại biên giới Mỹ

Sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump hạn chế nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia Hồi giáo và đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/6, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép triển khai một phần sắc lệnh.Rất nhiều những người xin tị nạn vượt biên bất hợp pháp vào ngày 18 tháng 2 đã nói rằng họ nhận thức được những rủi ro nhưng đó là cách duy nhất để tránh sự áp đặt của Hiệp định Quốc gia thứ ba an toàn. Sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Mỹ chính thức có hiệu lực.

Một trong những nội dung của sắc lệnh mà tòa cho phép triển khai bao gồm việc đình chỉ nhập cảnh 120 ngày vào Mỹ "đối với những cá nhân nước ngoài không chứng minh được quan hệ hợp pháp với một công dân hoặc một thực thể tại Mỹ."Cụ thể, những người muốn xin thị thực vào Mỹ đến từ 6 quốc gia gồm Hồi giáo phải chứng minh được mối quan hệ huyết thống với cha/mẹ, chồng/vợ, con nhỏ, con trai/gái trưởng thành, con rể, con dâu hoặc anh/chị/em ruột ở Mỹ.Ngoài ra, Tòa án Tối cao Mỹ cũng đồng thời chấp thuận lắng nghe các lập luận từ phía Washington trong nhiệm kỳ tới của tòa, theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào tháng 10.

Hiệp định này được đưa ra tại Canada với tư cách là một quy định chứ không phải là một đạo luật riêng

Tổng thống Trump đã lập tức hoan nghênh phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ, cho đây là chiến thắng rõ rệt đối với an ninh quốc gia. Sau khi Tòa án Tối cao Mỹ đưa ra quyết định nói trên, Bộ An ninh Nội địa nước này khẳng định sẽ áp dụng lệnh cấm nhập cảnh tạm thời của chính phủ Tổng thống Trump một cách hiệu quả và công khai.

Tuy nhiên, giới chức tư pháp các bang của Mỹ cho rằng dù phạm vi điều chỉnh của sắc lệnh mới đã thu hẹp, nhưng về cơ bản văn kiện này vẫn là một thách thức đối với nền tảng Hiến pháp khi có sự phân biệt đối với một tôn giáo nhất định.Nhiều tòa án tại Mỹ đã liên tiếp ra phán quyết ngăn chặn việc triển khai sắc lệnh trên.

Số người xin tị nạn từ tất cả các nước vào định cư Canada đạt mức kỷ lục 36.867 năm 2008 và đã giảm đi trong những năm tiếp theo. Tính đến ngày 13 tháng 2 năm nay, Canada đã nhận được yêu cầu từ 3802 người xin tị nạn, kể cả những người vượt biên giới bất hợp pháp.
Hiệp định Quốc gia thứ ba an toàn đã xuất hiện vào thời điểm chính phủ Mỹ đặc biệt quan ngại về tình hình an ninh biên giới. Canada và Mỹ theo đuổi thỏa thuận này nhằm giảm bớt nguồn lực tại biên giới giữa hai nước để tăng cường giám sát người tị nạn đến từ các nước khác.
Vì Hiệp định này được đưa ra tại Canada với tư cách là một quy định chứ không phải là một đạo luật riêng, các biện pháp trong đó ít được tranh luận tại Nghị viện. Các thành viên của ủy ban nhập cư đã tổ chức các cuộc điều trần về Hiệp định Quốc gia thứ ba an toàn kéo dài vài ngày vào cuối năm 2002 ngay lập tức đã đưa ra một số vấn đề mà chính phủ của Đảng Tự do hiện tại đang phải đối mặt. Cụ thể, Hiệp định chỉ áp dụng cho những người tị nạn xuất hiện tại các cảng nhập khẩu chính thức, như đường biên giới và sân bay.

Số người xin tị nạn từ tất cả các nước vào định cư Canada đạt mức kỷ lục 36.867

Những tổ chức/cá nhân ủng hộ người tị nạn bao gồm Tổ chức Ân xá thế giới và Judith Kumin, cựu đại diện của Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) ở Canada đã cảnh báo vào thời điểm đó rằng lỗ hổng này trong Hiệp định sẽ khuyến khích những người xin tị nạn tìm cách vượt biên bằng những cách thức nguy hiểm hơn, có thể là thông qua sự giúp đỡ của những kẻ buôn lậu người. Các quan chức chính phủ cấp cao đã thừa nhận khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào về khía cạnh đó của thỏa thuận và cách thức quản lý.
Hệ quả là lỗ hổng trong Hiệp định Quốc gia thứ ba an toàn đã dẫn đến sự gia tăng của các cuộc vượt biên nguy hiểm kể từ sau chiến thắng trong cuộc bầu cử của tổng thống Trump.
Canada có thể đàm phán thay đổi Hiệp định này để nó được áp dụng cho những trường hợp người tị nạn được đón trong một khoảng cách xác định tính từ đường biên giới, nhưng bà Kumin cũng nói rằng cách thức này đòi hỏi mức độ giám sát biên giới cao hơn thời điểm hiện tại.
Trong bối cảnh hiện này, bà Kumin cũng cho rằng Canada cần tìm những xu hướng của những người xin tị nạn để hiểu rõ hơn vấn đề này, đồng thời cũng phải đánh giá các chính sách của chính phủ Mỹ để xác định xem định cư Canada vẫn còn coi người láng giềng là nước an toàn dành cho người xin tị nạn hay không.

Khả năng gia tăng của những cuộc vượt biên “bất thường” khi thời tiết được cải thiện là một trong những vấn đề chính trị chính của Nghị viện Canada vào thời điểm hiện tại. Đảng Tân dân chủ, đảng đã từng phản đối Hiệp đinh Quốc gia an toàn thứ ba năm 2002, tiếp tục kêu gọi loại bỏ nó và nhận hết những người xin tị nạn.

Bộ trưởng Bộ Quốc tịch và định cư Canada Ahmed Hussen, người đã đến Canada một mình năm 16 tuổi với tư cách một người tị nạn từ Somali, đã lập luận rằng không có lý do gì để ngừng sự tham gia của Canada vào Hiệp định này. Ông gọi nó là một công cụ quan trọng.

Ông Hussen đã nói với các phóng viên rằng: “Chúng tôi sẽ không rút khỏi Hiệp định Quốc gia thứ ba an toàn vì Mỹ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến hệ thống người xin tị nạn tại nước này. Tôi rất thông cảm với những gì những người xin tị nạn phải trải qua để tìm kiếm sự an toàn và an ninh. Những gì tôi có thể nói với họ là một khi bạn ở Canada, bạn sẽ được hưởng một buổi điều trần công bằng, và trường hợp của bạn được đánh giá dựa vào giá trị của nó.”
Di cư định cư Canada, điểm sáng cuối cùng của dân tị nạn quốc tế Di cư định cư Canada, điểm sáng cuối cùng của dân tị nạn quốc tế Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 8 11, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.