“Giấc mơ di trú Mỹ” bao giờ thành hiện thực?
Một nhóm người nhập cư Mỹ không hợp pháp đã cắm trại và tuyệt thực giữa Thủ
đô của Hoa Kỳ trong nhiều ngày qua đòi Hạ viện biểu quyết về dự luật cải cách
di trú Mỹ toàn diện.
Cuộc tuyệt thực "đường phố" kéo dài hơn 3 tuần trước tòa nhà
Quốc hội Mỹ đã được những người lãnh đạo cao nhất của cả Nhà Trắng và Đồi
Capitol ghi nhận. Bà Nancy Pelosi, lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện cho biết:
"Những nhà hoạt động này đã phải tuyệt thực để chứng minh rằng tình hình
hiện nay vô vọng như thế nào. Thượng viện đã thông qua dự luật với sự nhất trí
của lưỡng đảng. Hạ viện cũng cần phải làm điều tương tự…
Chấm dứt tình trạng nhập cư dây chuyền
Tháng trước, trả lời BBC từ bang
California, ông Tâm Nguyễn, nghị viên hội đồng thành phố San Jose, cho biết
"Luật này nếu thông qua sẽ chấm dứt tình trạng được gọi là 'Chain
immigration' tức là chỉ cần một người qua Mỹ thì sau đó bảo lãnh vợ, con, gia
đình sui gia, anh chị em, và sau đó đến lượt họ bảo lãnh gia đình kế tiếp."Theo
dữ liệu cuối tháng 11/2016 của Trung tâm Visa Quốc gia Mỹ, có hơn 200,000 người
Việt đang chờ thủ tục bảo lãnh di trú vào Mỹ. "Hiện tại, bình quân mỗi
năm, nước Mỹ đón gần 1 triệu dân nhập cư, tương đương số dân của cả bang
Montana, nhưng ước tính chỉ 1/15 dân nhập cư là có tay nghề cao, còn lại hầu hết
ít hoặc không có tay nghề," ông Cotton nói trong cuộc họp báo ra mắt dự luật
hôm 7/2.
Một nhóm người nhập cư Mỹ không hợp pháp đã tuyệt thực về dự luật di trú Mỹ |
Và để cắt giảm số lượng nhập cư,
dự luật RAISE chỉ ưu tiên những trường hợp có liên hệ trực tiếp với người bảo
lãnh: vợ hoặc chồng, con cái còn độc thân và dưới 21 tuổi.
Ông Cotton cho biết thêm:
"Trong trường hợp cha mẹ của công dân Mỹ già yếu cần được chăm sóc, Mỹ sẽ
cung cấp một loại thị thực có thể gia hạn cho những người này, với điều kiện họ
không được phép đi làm, hay hưởng phúc lợi xã hội, và mọi trợ giúp về tài chính,
bảo hiểm sức khỏe phải do con cái là công dân Mỹ cung cấp".
Nếu RAISE Act được thông qua, chỉ
có 8,470 đơn của dạng bảo lãnh diện Gia đình 2A là vợ,chồng, con cái dưới 21 tuổi
sẽ được chấp nhận. Còn lại hơn 250.000 đơn sẽ bị hủy.Con số 266.297 này cũng chỉ
tính số lượng đơn đã được Bộ Ngoại Giao Mỹ thông qua, còn một số lượng lớn đang
ứ đọng ở Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
Luật sư Nguyễn Quốc Lân nhận định
nếu được thông qua, dự luật có thể giảm số lượng di dân toàn diện vào Hoa Kỳ từ
một triệu xuống còn khoảng 500.000 người ngay trong năm đầu tiên.Dự luật RAISE
phải được cả Thượng viện và Hạ viện thông qua, và chỉ trở thành luật sau khi Tổng
thống Donald Trump ký thành luật.Nghị viên Tâm Nguyễn nói: "Do lưỡng viện
Mỹ đang bị phe Cộng hòa kiểm soát tuyệt đối, khả năng dự luật được thông qua
tương đối dễ dàng."
Ông Cotton nói trong cuộc họp báo
rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Trump. Tuy không nói rõ ông Trump ủng hộ
dự luật di trú Mỹ , nhưng ông cho rằng dự luật phù hợp với những ưu tiên trong chính sách
về dân nhập cư của tổng thống.Dự luật cũng đề cập đến một số thay đổi cho dạng
bảo lãnh "may mắn" và giới hạn lượng dân tỵ nạn được nhận vào Mỹ.
Dự luật di trú Mỹ mới có thể giảm số lượng di dân toàn diện vào Hoa Kỳ |
Những tranh cãi về luật di trú Mỹ mới
Người nhập cư tại Mỹ muốn luật nhập
cư mới được thông qua.Vấn đề người nhập cư, lao động bất hợp pháp ở Mỹ từ lâu
đã là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Làn sóng nhập cư hiện nay cũng đang gây lo ngại
cho người dân Mỹ kể từ khi dân số nước này vượt ngưỡng 300 triệu. Theo thống kê
của Cục Điều tra dân số Mỹ, hiện có khoảng 40 triệu người nhập cư đang sinh sống
tại quốc gia này. Trong đó, người nhập cư gốc Mexico vào khoảng 13 triệu người;
Trung và Nam Mỹ 9 triệu người; Châu Á hơn 10 triệu người... Ước tính, khoảng
40% các nhà khoa học tại Mỹ là người nhập cư. Theo Raul Hinojosa-Ojeda, chuyên
gia về các chính sách nhập cư của Đại học California, việc hợp pháp hóa sự di
trú cho người lao động tại Mỹ sẽ đem về cho đất nước này khoảng 1,5 nghìn tỷ
USD trong10 năm tới, đồng thời sẽ giúp tăng trưởng thêm 0,8% mỗi năm cho nền
kinh tế nước này, vốn giậm chân tại chỗ ở mức 2% trong những năm gần đây.
Vấn đề người nhập cư, lao động bất hợp pháp ở Mỹ từ lâu đã là vấn đề gây nhiều tranh cãi. |
Cách đây nửa năm (ngày 27-6), Thượng
viện Mỹ đã thông qua dự luật cải cách di trú Mỹ sâu rộng với 68 phiếu thuận và 32
phiếu chống, cho phép gần 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp trở thành công
dân Mỹ. Mục đích của việc sửa đổi luật là để cải thiện hệ thống visa đã hết hạn
của những người nhập cư tại Mỹ và giúp các công ty Mỹ dễ dàng hơn trong tiếp cận
với nguồn lao động nước ngoài thuộc nhiều lĩnh vực từ người làm nông nghiệp,
công nhân xây dựng đến lao động có tay nghề cao. Theo dự luật, hàng triệu người
nước ngoài hiện đang sống không đủ giấy tờ ở Mỹ có thể được phép ở lại nước
này, thậm chí có thể trở thành công dân Mỹ. Nội dung chính của dự luật yêu cầu
người nhập cư không đủ giấy tờ phải đăng ký với chính quyền, qua khâu kiểm tra
lý lịch, truy nộp thuế, các khoản lệ phí và tiền phạt để được sống và làm việc
hợp pháp; sau vài năm thử thách có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch. Dự luật cũng
yêu cầu siết chặt an ninh các tuyến biên giới, nhất là biên giới với Mexico nhằm
ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp. Nội dung dự luật phù hợp với chủ
trương của Nhà Trắng bởi vấn đề nhập cư đang là một ưu tiên trong nhiệm kỳ thứ
hai của Tổng thống Barack Obama. Nếu được thông qua, đây sẽ là thay đổi lớn nhất
trong Luật Cư trú Mỹ kể từ năm 1986.
Tuy nhiên, dự luật cải cách di trú Mỹ đã vấp phải
sự cản trở không nhỏ tại Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Nhiều nghị sĩ đảng
Cộng hòa phản đối mạnh mẽ dự luật với lập luận cấp quyền công dân cho những người
đã cư ngụ bất hợp pháp là hành động ân xá cho những kẻ phạm pháp. Chủ tịch Hạ
viện John Boehner tuyên bố sẽ không chấp nhận xem xét bất kỳ dự luật nào nếu
không có sự ủng hộ của hầu hết Hạ nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa; đồng thời khẳng
định Hạ viện sẽ không bỏ phiếu dự luật này trong năm nay.
Dự luật cải cách di trú Mỹ đã vấp phải sự cản trở không nhỏ tại Hạ viện |
Trong nhiều thập niên gần đây,
hai đảng Cộng hòa và Dân chủ chỉ có thể nhất trí với nhau ở một điểm là đạo luật
di trú Mỹ dân do Tổng thống Ronald Reagan ký, ban hành năm 1986, đến nay không còn phù
hợp. Đạo luật này đã cho phép 3 triệu người di trú nhập quốc tịch Mỹ nhưng
không thực hiện được cam kết bảo vệ biên giới trước những người di cư và từ đó
đến nay, đã có thêm hàng triệu dân di cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Rõ ràng, giấc mơ của 11 triệu người
nhập cư bất hợp pháp muốn trở thành công dân xứ Cờ hoa vẫn còn xa vời do sự bất
đồng đảng phái trong Quốc hội Mỹ. Và như vậy, tình trạng nhập cư bất hợp pháp tại
Mỹ đã và sẽ tiếp tục là một thách thức an ninh, xã hội và kinh tế tại đất nước
được mệnh danh cường quốc số 1 thế giới.
“Giấc mơ di trú Mỹ” bao giờ thành hiện thực?
Reviewed by Di Trú Mỹ
on
tháng 8 28, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: