Người Việt chi 3 tỷ USD mua nhà định cư Mỹ: Tiền từ đâu?
Thông tin từ Hiệp hội Quốc gia
chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ (NAR) cho biết, trong khoảng 1 năm qua, người Việt đã
chi tới 3,06 tỷ USD để mua nhà định cư Mỹ. Con số này dù rất khó kiểm chứng độ
chính xác nhưng cũng khiến giới bất động sản giật mình. Vậy, nên nhìn nhận về
việc người Việt Nam mua nhà ở Mỹ nói riêng, các nước khác nói chung như thế
nào?
Hiểu đúng về bất động sản Mỹ
Cho đến nay, vẫn có không ít người
lầm tưởng việc mua nhà ở Mỹ cũng tương tự việc mua nhà ở nhiều nước khác - để
được cấp thẻ xanh cư trú.Ở Mỹ, cấp thẻ xanh nằm trong chương trình EB5. Qua
chương trình này, Chính phủ Mỹ khuyến khích việc lập doanh nghiệp nhằm giải quyết
việc làm cho lao động Mỹ (tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian cho công
dân Mỹ, số tiền đầu tư tối thiểu 500.000 USD). Việc mua nhà là một hoạt động đầu
tư khác, không thuộc chương trình để cấp thường trú nhân (thẻ xanh).
Thông tin từ Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ (NAR) cho biết, trong khoảng 1 năm qua, người Việt đã chi tới 3,06 tỷ USD để mua nhà định cư Mỹ. |
“Mua nhà ở Mỹ được định cư Mỹ là chiêu bài mà một số công ty tư vấn kém đạo đức ở Việt Nam đưa ra để dụ dỗ
nhà đầu tư. Do đó, trước khi xuất tiền đầu tư, nhà đầu tư phải tìm hiểu thật kỹ
về việc mua bán bất động sản ở Mỹ”, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho
biết.
Việc mua nhà, sở hữu nhà để định cư Mỹ
cũng có nhiều điểm khác biệt. Chỉ những công dân Mỹ hoặc người có thẻ xanh mới
được đứng tên sở hữu nhà, các trường hợp khác nếu muốn mua nhà phải nhờ người
khác đứng tên. Do đó, nếu con số trên 3 tỷ USD số tiền mua nhà là thực tế, có
thể thấy rất nhiều người Việt đã có cho mình tấm thẻ xanh của Mỹ hoặc đang nhờ
người khác đứng tên cho các bất động sản.
Cấu trúc tài chính 4 bên
Ông Don Lâm, đại diện Quỹ đầu tư
Vinacapital cho biết, con số thực có thể còn lớn hơn mức 3 tỉ USD, điều này cho
thấy môi trường đầu tư ở việt Nam còn có nhiều rủi ro khiến giới doanh nhân
chưa yên tâm.Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông tiết lộ, có nghe được
ý kiến lý giải rằng số tiền này nằm trong nguồn tiền kiều hối chuyển về rồi lại
chảy ngược đi. Ông Đông cho rằng, cần phải có đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra được
con số chính xác.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông tiết lộ, có nghe được ý kiến lý giải rằng số tiền này nằm trong nguồn tiền kiều hối chuyển về rồi lại chảy ngược đi. |
Chia sẻ với các doanh nhân, Thủ
tướng nhìn nhận, điều này cũng một phần cho thấy môi trường kinh doanh của Việt
Nam là tự do, nhưng ở một khía cạnh khác, rất cần suy nghĩ về câu chuyện
này."Ví dụ như có chăng vì vấn đề lãi suất USD bằng 0 chẳng hạn. Cho nên,
ngành ngân hàng nên quan tâm để có chính sách thu hút nguồn lực trong
dân".Do đó, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục cải cách môi trường đầu tư, tạo
điều kiện để hút dòng tiền vào trong nước.
Trước đó, tại báo cáo "Hồ sơ
hoạt động quốc tế về bất động sản tại Mỹ năm 2017" của Hiệp hội Địa ốc Quốc
gia Mỹ (NAR) cho biết trong năm tài chính vừa qua (tính từ tháng 4/2016 đến
tháng 3/2017), người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 bất động sản tại
Mỹ.Trong đó, số tiền người Việt bỏ ra chiếm 2%, tương đương 3,06 tỷ USD, tương
đương hơn 68.000 tỷ đồng.
Và từ năm 2007, Việt Nam đã là một
trong những nước đứng đầu mua nhà ở Mỹ, mỗi năm trừ 2009 và 2012 chiếm 1%. Số
tiền mua nhà đổ vào ngày càng mạnh, khi năm nay tăng gấp 3 lần so với năm ngoái
là 1 tỷ USD (1%).Chia sẻ với Đất Việt, PGS.TS Hoàng Văn Cường, ĐBQH Hà Nội nhận
định đây là một chuyện không bình thường và cần phải xem xét lại.
“Đó là điều rất đáng để suy nghĩ.
Nó chứng tỏ một bộ phận người Việt có tiềm lực tài chính rất lớn. Ngoài việc đầu
tư các lĩnh vực trong nước họ còn mong muốn đầu tư tại nước ngoài”, ông Cường
khẳng định.Theo ông Cường, việc người Việt đổ tiền mua nhà ở Mỹ ngoài lý do muốn
tìm kiếm cơ hội đầu tư, làm ăn cũng cần quan tâm tới nguồn gốc số tiền đang di
cư: “Cũng không loại trừ những người này có nguồn tài chính, thu nhập không
chính đáng. Họ lo ngại chuyện rủi ro và tìm cách để phân tán tài sản", ông
Cường nói.
Nó chứng tỏ một bộ phận người Việt có tiềm lực tài chính rất lớn. Ngoài việc đầu tư các lĩnh vực trong nước họ còn mong muốn đầu tư tại nước ngoài |
“Ở nước ngoài, đặc biệt là các nước
phát triển như Mỹ, việc mua nhà cửa, tài sản không phải đơn giản. Anh có tiền
nhưng phải chứng minh được tài sản đó là hợp pháp.Do đó, công bố của Hiệp hội Địa
ốc Quốc gia Mỹ dựa trên cơ sở nào? Người Việt Nam đi làm ăn ở nước ngoài có thu
nhập và mua nhà bên Mỹ, hay người ta chuyển tiền từ Việt Nam sang?Trong trường
hợp tiền đó không phải phát sinh từ đất nước Hoa Kỳ vậy thì cần trả lời câu hỏi
làm sao nó lọt được sang Mỹ để mua tài sản?
Câu chuyện này đứng về mặt pháp
lý của một quốc gia thì Hoa Kỳ phải là người trả lời việc này”, ông Sơn khẳng định.Theo
ông Sơn, hiện nay dư luận đang chú ý đến việc Việt Nam là một trong những quốc
gia nghèo tuy nhiên lại có nhiều người, trong đó có những người là quan chức đi
qua mua sắm tài sản giá trị lớn."Việc này phải xem xét kỹ. Nếu tiền đó là
hợp pháp thì bình thường, còn nếu tiền đó có nguồn gốc bất hợp pháp thì lại là
câu chuyện khác", ông Sơn lo ngại.
Người Việt bỏ tỷ USD mua nhà định cư Mỹ: Biết rõ ai mua
TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM nhận định số
tiền 3 tỷ USD chỉ là một phần trong hoạt động chuyển tiền "ngầm" ra
nước ngoài. Trên thực tế số tiền có thể lớn hơn nhiều vì còn sử dụng để chi cho
nhiều hoạt động khác như du học, du lịch, mua sắm...
Đa số, người Việt mua nhà định cư Mỹ
thông thường có con là du học sinh tại đây nên sẽ được phép đứng tên sở hữu. Vì
vậy số tiền chuyển đi có thể được thực hiện qua nhiều cách, trong đó một phần
qua đường chính thức cho chi phí ăn ở du học và cả thẻ tín dụng. Nhưng phần lớn
vẫn chuyển qua các dịch vụ kiều hối với mức phí phổ biến 1%.
Như các bài viết về chủ đề đầu tư
bất động sản ở nước ngoài mà Đầu tư Bất động sản đã đăng tải gần đây, việc cá
nhân người việt Nam chuyển một lượng lớn ngoại tệ ra nước ngoài là rất khó khăn
và thường bị kiểm soát chặt chẽ. Mua nhà không nằm trong danh mục để được chuyển
ngoại tệ ra nước ngoài. Các công ty tư vấn cũng hay kín, hở về biện pháp kỹ thuật
để chuyển tiền đầu tư.
Đa số, người Việt mua nhà định cư Mỹ thông thường có con là du học sinh tại đây nên sẽ được phép đứng tên sở hữu. |
Qua trao đổi với chuyên gia Nguyễn
Trí Hiếu, người Việt Nam đầu tiên thành lập và điều hành một ngân hàng tại Mỹ -
phóng viên Đầu tư Bất động sản ghi nhận một hình thức chuyển tiền đang được nhiều
người vận dụng, đó là cấu trúc tài chính bốn bên.Theo đó, hai bên ở Việt Nam thực
hiện một giao dịch mua bán hình thức và chuyển tiền bằng VND cho nhau, bên nhận
tiền ở Việt Nam có liên hệ chặt chẽ với một đầu mối ở Mỹ.
Đầu mối này chuyển khoản tiền
tương ứng bằng USD để mua nhà tại đây. Với việc áp dụng cấu trúc tài chính bốn
bên này, tiền chưa ra khỏi Việt Nam, nhưng bên muốn mua nhà tại Mỹ đã thực hiện
được giao dịch một cách không chính thức.Theo ông Hiếu, các cơ quan quản lý cần
phải làm rõ cấu trúc tài chính 4 bên có vi phạm luật hay không, hiện nay nó được
coi là nằm trong vùng xám của quy định.
Một điều đáng lưu ý nữa là xu hướng
sử dụng hoạt động mua, bán bất động sản để rửa tiền khá phổ biến. Theo đó, các
đối tượng có tiền bẩn thực hiện mua bất động sản bằng tiền mặt, sau đó bán đi
và thu tiền về qua chuyển khoản. Chỉ qua vài bước như vậy, hoạt động rửa tiền
đã thành công.Trước thực trạng trên, việc dễ
dàng mua bất động sản ở nước ngoài được coi là tạo điều kiện cho tham nhũng, phạm
pháp. Trung Quốc là nước điển hình cho việc giới nhà giàu hay quan chức mua bất
động sản Mỹ để rửa tiền, tránh bị các cơ quan quản lý truy xét.
Người Việt chi 3 tỷ USD mua nhà định cư Mỹ: Tiền từ đâu?
Reviewed by Di Trú Mỹ
on
tháng 8 03, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: