Mỹ cân nhắc siết visa Mỹ, du học sinh lo lắng


Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) mới đây đưa ra đề xuất quy định sinh viên nước ngoài phải đăng ký thị thực (visa) hằng năm vì các quan chức bộ này lo ngại chương trình visa Mỹ dành cho sinh viên hiện nay đang “quá rộng rãi”, theo tờ The Washington Post. Bên cạnh quy định trên, sinh viên còn phải thông báo chính xác ngày kết thúc chương trình học khi làm thủ tục xin visa. Nếu sinh viên thay đổi bậc học hoặc không tốt nghiệp đúng thời hạn thì sẽ phải xin cấp lại visa trong khi quy định liên bang hiện hành cho phép sinh viên lưu trú đến khi nào kết thúc chương trình học. 

Sinh viên nước ngoài tại Mỹ có thể bị bắt buộc phải đăng ký lại visa mỗi năm theo đề xuất mới của giới chức nước này. Hiện tại, đề xuất này vẫn chỉ nằm trên giấy và việc thay đổi quy định có thể phải mất tối thiểu 18 tháng, cũng như phải có sự đồng thuận của Bộ Ngoại giao Mỹ - cơ quan trực tiếp cấp visa Mỹ.

Visa Mỹ dành cho sinh viên hiện nay đang “quá rộng rãi”

Hơn nữa, sinh viên nước ngoài còn có thể phải trả khoản phí 200 USD (khoảng 4,5 triệu đồng) mỗi năm cho chương trình quản lý thông tin sinh viên của DHS (khác với lệ phí xin visa Mỹ). Hiện nay, sinh viên chỉ phải đóng khoản phí này một lần và không cần phải đóng trong trường hợp xin cấp lại visa cho cùng mục đích lưu trú. Đồng thời sinh viên có thể chuyển từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở khác tại Mỹ để tiếp tục học và ở lại nước này trong nhiều năm mà không phải xin tái cấp visa.

Các quan chức bộ này lo ngại chương trình visa Mỹ dành cho sinh viên 

Một số quan chức cho rằng đây sẽ là biện pháp đảm bảo sự toàn vẹn của hệ thống nhập cảnh và củng cố an ninh quốc gia bằng cách giám sát chặt chẽ hơn đối với lực lượng sinh viên nước ngoài, hiện chiếm 5% tổng số sinh viên tại Mỹ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản đối cho rằng đây sẽ là rào cản đối với các trường đại học Mỹ trong việc thu hút sinh viên tài năng ở nước ngoài, cũng như là một mất mát không nhỏ cho nền kinh tế. Phó giám đốc Jill Welch phụ trách mảng chính sách công thuộc Tổ chức NAFSA: Hiệp hội Nhà giáo quốc tế (trụ sở Washington D.C) nhận định đây là một quy định “không cần thiết”, đồng thời nhấn mạnh “nhiều thế hệ lãnh đạo chính sách ngoại giao đồng ý rằng sinh viên quốc tế là một tài sản quốc gia chứ không phải là mối đe dọa”, theo The Washington Post.

Nhập cảnh Mỹ sẽ cần hộ chiếu điện tử

Hộ chiếu điện tử là điều kiện quan trọng trong hàng loạt tiêu chuẩn Mỹ vừa đưa ra trong chính sách quản lý nhập cảnh đối với công dân tất cả các nước.
Giám sát chặt chẽ hơn đối với lực lượng sinh viên nước ngoài

Đề xuất lần này thể hiện nỗ lực siết chặt nhập cư đến Mỹ, một trong những vấn đề ưu tiên giải quyết của chính quyền Tổng thống Donald Trump và cũng gây xôn xao suốt thời gian qua. Ngày 14.7, Bộ Tư pháp Mỹ tiếp tục gửi đơn kiện lên Tòa án tối cao để giải quyết vấn đề liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 6 nước có đa số người dân theo Hồi giáo gồm Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, theo Reuters. Tòa án tối cao hồi tháng 6 ra phán quyết cho phép chính quyền cấm nhập cảnh công dân 6 nước trên nếu không chứng minh được “quan hệ gần gũi” với người thân hoặc một tổ chức tại Mỹ. Thẩm phán Derrick Watson tại Hawaii mới đây diễn giải “mối quan hệ gần gũi” bao gồm thêm những diện bảo lãnh như ông bà, cô dì, chú bác; đồng thời quy định những người tị nạn có quan hệ với một tổ chức hỗ trợ tị nạn ở Mỹ cũng được loại khỏi lệnh cấm. Trong đơn kiện, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng phán quyết của thẩm phán Watson khiến cho quyết định của Tòa án tối cao trước đó trở nên vô nghĩa vì cho phép bảo lãnh gần như toàn bộ gia đình sang Mỹ, đồng thời số lượng người tị nạn có thể được tiếp nhận sẽ không còn bị hạn chế.

Nhiều trường giúp sinh viên lấy visa Mỹ 

Ngày càng có nhiều đại học Mỹ hỗ trợ những sinh viên nước ngoài không dám về nước vì lo ngại sẽ bị từ chối nhập cảnh trước chính sách mới của Nhà Trắng.

Chính phủ Mỹ siết chặt quy định về visa Mỹ

Sinh viên Khoa Nghệ thuật Usman Anwar của Đại học Adelphi (New York) dự định quay về Pakistan nghỉ hè cùng gia đình và đi du lịch với bạn bè nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ sau một loạt tin tức về việc chính phủ Mỹ siết chặt quy định về visa Mỹ. Tờ The Detroit News dẫn lời Anwar cho biết anh cảm thấy hiện thời không nên rời Mỹ vì “tôi có cảm giác rằng nếu về nhà, mình sẽ không thể tiếp tục việc học hành tại đây”. Thay vì quay về Lahore, anh quyết định ở lại và may mắn là ban quản trị Trường Adelphi đã áp dụng chính sách hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh như Anwar. Anh được cung cấp chỗ ở miễn phí và việc làm thêm trong khuôn viên trường trong suốt kỳ nghỉ. Đây là một sự giúp đỡ to lớn vì gia đình Anwar không đủ sức chi trả các chi phí phát sinh, trong khi quy định về thị thực không cho phép anh xin việc ngoài phạm vi trường.

Adelphi nằm trong số các đại học Mỹ cung cấp nơi ở, việc làm hoặc những hỗ trợ khác để giúp đỡ sinh viên nước ngoài phải tiếp tục lưu trú tại trường trong các kỳ nghỉ vì bất an về thủ tục thị thực kể từ khi Nhà Trắng ban hành chính sách cấm nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia đa số theo Hồi giáo. Thật ra, theo Reuters, Tòa án tối cao Mỹ đã ra phán quyết miễn trừ đối với công dân nước ngoài chứng minh được “quan hệ thực chất” với các cá nhân, tổ chức tại Mỹ, chẳng hạn như du học sinh. Tuy nhiên, tâm lý quan ngại vẫn đang tràn ngập cộng đồng sinh viên nước ngoài, kể cả những người không thuộc 6 nước trong danh sách (Iran, Libya, Syria, Somalia, Sudan và Yemen). Một số sinh viên VN thừa nhận với Thanh Niên rằng họ không về nước nghỉ hè vì lo ngại sẽ gặp rắc rối khi nhập cảnh trở lại.

Tiến sĩ Perry Greene, Phó chủ tịch Đại học Adelphi, chia sẻ nhà trường không phân tích sự việc theo hướng đúng hay sai, mà chỉ quan tâm đến thực tế là sinh viên nước ngoài không thể tập trung học hành vì tâm trạng bất an. Vẫn chưa rõ có bao nhiêu sinh viên quốc tế quyết định hủy các kế hoạch rời Mỹ vào hè năm nay vì một số trường chỉ ghi nhận những trường hợp cần được hỗ trợ. Chẳng hạn, Đại học Ohio giúp đỡ chỗ ăn ở cho 18 sinh viên đến từ các nước trong danh sách bị hạn chế nhập cảnh. Một số sinh viên gốc Pakistan và Jordan của Đại học Lawrence ở bang Wisconsin cũng quyết định “cố thủ” và được nhận vào làm các công việc như tiếp tân trong khuôn viên trường, Phó hiệu trưởng Leah McSorley cho The Detroit News hay.

Giúp sinh viên trả lời những câu hỏi liên quan đến việc visa Mỹ

Bên cạnh việc hỗ trợ sinh hoạt, nhiều trường đại học khác chọn cách cung cấp các dịch vụ pháp lý và tư vấn có thể giúp sinh viên trả lời những câu hỏi liên quan đến việc visa Mỹ. “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng sinh viên không tự đẩy bản thân vào những tình huống bất lợi”, tiến sĩ Fanta Aw của Trường American University tại thủ đô Washington D.C nói. Bà xác nhận tìm kiếm sự bảo đảm được ở lại Mỹ tiếp tục học hành đang là nhu cầu bức thiết của không ít du học sinh. Mới đây, trường đã tiến hành khảo sát các sinh viên nước ngoài và phát hiện nhiều người không muốn rời trường với nguyên nhân chủ yếu là quan ngại về thị thực.

Vượt qua Canada, VN hiện có số lượng du học sinh theo học tại Mỹ nhiều thứ 5 so với các nước và lãnh thổ trên thế giới, theo trang University World News dẫn kết quả thống kê của Bộ An ninh nội địa Mỹ.Quay lại trường hợp của Anwar, anh kể với The Detroit News mình từng bị “làm khó dễ” trong lúc nhập cảnh tại phi trường New York hồi tháng 1 sau khi quay về Pakistan thăm nhà.
Mỹ cân nhắc siết visa Mỹ, du học sinh lo lắng Mỹ cân nhắc siết visa Mỹ, du học sinh lo lắng Reviewed by Di Trú Mỹ on tháng 9 11, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.